Đại Sư Funakoshi Gichin Người Khai Sinh Karate-Do Hiện Đại- 5 Điều Huấn Thị và 20 Điều Tâm Niệm

Đại Sư Funakoshi Gichin (1868 – 1957) – Người Khai Sinh Karate-Do Hiện Đại

Funakoshi Gichi (船越 義珍 Thường Hoạt Nghĩa Trân, 10/11/1868 – 26/4/1957) là người sáng lập hệ phái Shotokan Karate-do, hệ phái karate được biến đến rộng rãi nhất, và được coi là “người cha của karate hiện đại”. Theo lời dạy của Anko Itosu và Anka Azato ông là một trong những võ sư karate đến từ đảo Okinawa giới thiệu karate đến với lục địa Nhận Bản vào năm 1922. Ông đã dạy karate ở nhiều trường đại học Nhật Bản và trở thành chủ tịch danh dự của Hiệp hội karate Nhật Bản (Japan Karate Association) khi tổ chức này thành lập vào năm 1949.

1. Tiểu Sử Cuộc Đời

Tên đầy đủ: Funakoshi Gichin
Sinh ngày: 10 tháng 11 năm 1868
Quê quán: Thủ phủ Shuri, đảo Okinawa, Vương quốc Lưu Cầu (nay thuộc Nhật Bản)
Mất năm: 1957 (thọ 89 tuổi)

Funakoshi Gichin là người đặt nền móng cho Karate hiện đại, đồng thời là người đầu tiên đưa Karate từ Okinawa vào Nhật Bản và phổ biến ra toàn thế giới.

2. Xuất Thân Và Giáo Dục

Sinh ra trong một gia đình quý tộc nhưng sa sút, thuộc tầng lớp Shizoku (sĩ tộc) của vương quốc Lưu Cầu, Gia đình của Gichin đã không chịu nghe theo lệnh bãi bỏ của chính phủ  Thiên Hoàng Minh Trị của Nhật Bản về việc bỏ đi chỏm tóc trên đầu và điều này đã khiến Gichin không đủ điều kiện để theo đuổi mục tiêu theo học trường y, Từ nhỏ Funakoshi đã được giáo dục rất bài bản theo văn hóa cổ truyền bằng cả hai thứ tiếng là tiếng Trung và tiếng Nhật, do đó ông được biết đến như một nhà văn hóa, nhà thơ, triết gia, hành giả Thiền tông ngay từ khi chỉ là một người giáo viên trợ giảng tại Okinawa

Ông là người chính thức đại diện cho nền võ thuật Karate của hòn đảo Okinawa bé nhỏ để đem chuông đi đánh xứ người, dáng người ông không cao lớn nhưng ánh mắt lộ đầy nét uy nghiêm đoan chính, hiểu biết thuần thục nền văn hoá lễ nghi của Nhật Bản, bản tính khiêm tốn là những gia tài lớn nhất mà ông mang theo sang nước Nhật. Sang Nhật với lần biểu diễn đầy ấn tượng về môn Karate trước công chúng và các nhân vật đại diện Hoàng gia Nhật Bản tại Kyoto

3. Sự Nghiệp Phát Triển Karate-Do

3.1. Từ Karate Okinawa Đến Karate-Do Nhật Bản

  • Ban đầu, Karate (khi đó gọi là “Tote” – 唐手 – “Đường Thủ”) chỉ được lưu truyền bí mật ở Okinawa.

  • Năm 1922, Funakoshi được mời đến Tokyo để biểu diễn Karate tại Lễ hội Thể thao Quốc gia Nhật Bản.

  • Nhờ sự ủng hộ của Jigoro Kano (người sáng lập Judo), Funakoshi ở lại Nhật Bản để giảng dạy Karate.

  • Ông đổi tên từ “Tote” (唐手) thành “Karate” (空手) và thêm chữ “Do” (Đạo), biến nó thành Karate-Do – một môn võ đạo chính thống.

3.2. Những Đóng Góp Vĩ Đại

  • Thống nhất các phái Karate: Tổng hợp các kỹ thuật từ Shorin-ryu và Shorei-ryu thành hệ thống hiện đại.
  • Sáng lập Shotokan Karate: Phong cách Karate nổi tiếng nhất thế giới hiện nay.
  • Viết sách và truyền bá Karate: Tác giả của “Karate-Do Kyohan” và “Karate-Do: Con đường của tôi”.
  • Đề cao tinh thần võ đạo: Triết lý “Karate ni sente nashi” (Karate không tấn công trước).

4. Triết Lý Của Funakoshi Gichin

Funakoshi không chỉ là võ sư, mà còn là nhà triết học, thiền giả. Ông xem Karate-Do là con đường rèn luyện nhân cách: “Mục đích tối thượng của Karate không phải là chiến thắng kẻ khác, mà là chiến thắng chính bản thân mình.”

20 Điều Tâm Niệm Karate Của Đại Sư Funakoshi

1. Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.

2. Karate không nên ra đòn trước.

3. Karate phải giữ nghĩa.

4. Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.

5. Kỹ thuật không bằng tâm thuật.

6. Cần để tâm thoải mái.

7. Khinh suất tất gặp rắc rối.

8. Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về karate.

9. Rèn luyện karate cả đời không nghỉ.

10. Biến mọi thứ thành karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.

11. Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.

12. Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.

13. Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.

14. Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.

15. Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.

16. Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.

17. Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.

18. Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.

19. Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh chậm của đòn thế.

20. Luôn chín chắn khi dùng võ.

5 Điều Huấn Thị Của Đại Sư Funakoshi

Tổ sư Funakoshi Gichin đưa ra 5 điều huấn thị đối với người luyện Karate chi phái Shotokan để rèn luyện đạo đức.
1. Nỗ lực hoàn thiện nhân cách
2. Luôn luôn chân thành
3. Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực
4. Trọng lễ nghĩa
5. Kiềm chế các hành vi nóng nảy

5. Di Sản Của Funakoshi Gichin

Shotokan Karate trở thành một trong những phong cách Karate phổ biến nhất thế giới. Hệ thống đai đẳng (Dan ranking) trong Karate được áp dụng rộng rãi. JKA (Japan Karate Association) – tổ chức Karate lớn nhất thế giới – được thành lập dựa trên tư tưởng của ông.

Funakoshi đã xuất bản một số cuốn sách về karate bao gồm cuốn tự truyện của ông, “Karate-Do: My Way of Life”. Tuy nhiên, di sản của ông nằm trong một tài liệu chứa đựng những triết lý về đào tạo karate của ông giờ đây được gọi là niju kun, hay “hai mươi nguyên tắc”. Những quy tắc này là tiền đề đào tạo cho tất cả các học viên Shotokan và được xuất bản trong một tác phẩm có tựa đề “Hai mươi nguyên tắc hướng dẫn của Karate”. Trong cuốn sách này, Funakoshi đưa ra 20 quy tắc mà học sinh karate được khuyến khích tuân thủ trong nỗ lực “trở thành con người tốt hơn”. “Karate-Do Kyohan” của Funakoshi vẫn là ấn phẩm chi tiết nhất của ông, bao gồm các phần về lịch sử, cơ bản, kata và kumite; con hổ Shotokan nổi tiếng tô điểm cho bìa cứng.

6. Funakoshi – Biểu Tượng Của Võ Đạo Nhật Bản

Mặc dù qua đời năm 1957, nhưng di sản của Funakoshi Gichin vẫn sống mãi:

  • Karate-Do được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể (2020).

  • Hàng triệu người trên thế giới tập luyện Karate theo triết lý của ông.

Lời Kết

Funakoshi Gichin không chỉ là người cha đẻ của Karate hiện đại, mà còn là một bậc thầy văn hóa, triết học. Ông đã biến Karate từ một môn võ chiến đấu thành một nghệ thuật sống, một con đường hoàn thiện bản thân.

“Karate-Do không phải là chiến thắng kẻ khác, mà là chiến thắng chính mình.”– Funakoshi Gichin –

Tham khảo : https://vi.wikipedia.org/wiki/Funakoshi_Gichin