Trashtalk trong võ thuật: Khi cá tính cần đi cùng văn hoá
Trong thế giới MMA và các môn võ đối kháng hiện đại, trashtalk – nghệ thuật nói lên sân để khơi gợi sự chú ý, “đốn tình” trận đấu – đã trở thành một phần không thể thiếu trong các sân chơi MMA quốc tế. Tuy nhiên, khi trashtalk vượt quá giới hạn, từ một vũ khí trên mạng xã hội, nó lại trở thành lưỡi dao hai lưỡi đắm ngược vào hình ảnh của võ sĩ.
Khi trashtalk bị “biến dạng”
Gần đây, câu chuyện của một võ sĩ trẻ – TA – đang gây tranh cãi trong cộng đồng MMA Việt Nam. Trong một cuộc trao đổi trên mạng xã hội, TA đã có những phát ngôn gây sốc: “Thua cả ăn mày, bảo vệ…”, “Tao không đặt chân lên đất nước mày…”. Đây không còn là trashtalk để khuấy động trận đấu, mà là những lời nói thiếu tôn trọng, xúc phạm đến giai tầng lao động và cá nhân quốc tịch.
Thất bại đâu chỉ đến từ những cú KO trên sàn đấu, mà có thể đến từ những phát ngôn thiếu suy nghĩ. Vô hình chung, TA đang trở thành minh chứng cho việc “thua trong lòng khán giả”, khi đánh mất sự tôn trọng từ NHM và cộng đồng MMA.
Sự việc tại LION Championship 21 Từ việc tặng… “rọ mõm” cho đối thủ trong buổi họp báo là một ví dụ điển hình. Hành động mang “rọ mõm” đến buổi họp báo không chỉ mang tính xúc phạm cá nhân mà còn tạo ra hình ảnh không phù hợp với tính chuyên nghiệp mà MMA Việt Nam đang hướng tới. Tất nhiên, những cá tính mạnh, thích thể hiện không có gì sai, nhưng phải có giới hạn, và đặc biệt là phải đi kèm với năng lực thi đấu.
Sự việc tặng rọ mõm cho đối thủ tại LION Championship 21
Trashtalk có cần thiết không?
Câu trả lời là: Có
Trashtalk đúng cách là một chiến lược truyền thông hiệu quả. Đó là cách mà những người như Conor McGregor, Chael Sonnen, hay Colby Covington đã dùng để thu hút sự chú ý, bán vé và đẩy cao danh tiếng.
Nhưng trashtalk phải đạt đến đẳng cấp văn hoá. Phải dựng lại ở làn ranh giữa thần thái và ngông cuồng. Chael Sonnen có thể gọi Anderson Silva là “cái bóng đáng sợ của Brazil”, nhưng chưa bao giờ anh đắm chỉ vào phân hóa giàu nghèo hay quốc tịch của ai.
Conor McGregor có thể xem là bậc thầy trash talk và pr trận đấu của mình
Trashtalk có văn hoá – Tối thượng của nghệ thuật
Trashtalk thông minh đòi hỏi võ sĩ phải biết:
- Đánh vào chuyên môn: Nhấn mạnh vào điểm yếu, phong cách của đối thủ.
- Đừng động đến những giá trị văn hoá, danh dự, nghề nghiệp lao động.
- Truyền tải thần thái, không phải sự cố chấp hay ngông cuồng một cách vô trách nhiệm.
- Không để bị cuốn vào áp lực truyền thông và mong muốn tạo sức hút, rồi dẫn đến cách làm sai làm phản tác dụng
MMA của Việt Nam và sự chuyển mình cần thiết
Khác với phương Tây, MMA Việt Nam đang trên đà phát triển. Các võ sĩ trẻ đang dần khẳng định tên tuổi qua các sân chơi như Lion Championship hay SEA Games. Truyền thông xã hội là con dao hai lưỡi, hoặc trở thành bệ đỡ nâng tỷ phách, hoặc nhấn chìm một sự nghiệp.
Chú ý về tự do ngôn luận và luật pháp hiện hành: Theo như nghị định 46/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể thao, chương II điều 9 khoảng 1 có ghi: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự; đe dọa xâm phạm sức khỏe, tính mạng; phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam khi tham gia hoạt động thể thao.
Cái chất của võ sĩ không chỉ nằm ở cú đấm
Một võ sĩ thực thụ là người có bản lĩnh trên sàn đấu và văn hóa ngoài đời. Người có thể khiến khán giả nể phục bằng kỹ năng, và khiến người ta nhớ đến bằng lời nói đúng mực.
Không ai phủ nhận cá tính là cần thiết, đặc biệt với thế hệ trẻ MMA. Nhưng bản lĩnh đích thực còn thể hiện qua cách ta tôn trọng đối thủ, biết dừng lại trước khi vượt giới hạn.
Kết
Trashtalk trong MMA là con dao hai lưỡi. Biết dùng đúng cách, nó khiến trận đấu trở nên háo hức, cuốn hút. Dùng sai, nó hóa vũ khí tàn phá sự nghiệp.
Với TA, hy vọng anh sẽ nhìn lại và điều chỉnh bản thân. Vì MMA Việt Nam không chỉ cần những cú đấm màu lửa, mà cần cả những sự từ tế, biết lắng nghe và tỏ ra xứng đáng với sự kỳ vọng của người hâm mộ.
Tìm hiểu thêm: MMA (Mixed Martial Arts) – Võ Tổng Hợp cho người mới bắt đầu
2025 Võ Thuật Thời Đại Social: Khi Sàn Đấu Không Còn Là Nơi Duy Nhất Để Võ Sĩ Tỏa Sáng